9 từ chỉ Địa điểm thờ cúng
- Cách hỏi tên trong tiếng Việt
- Tạm biệt theo cách người Việt
- “Hello” trong các ngôn ngữ trên thế giới
- Cách hỏi thăm sức khỏe của người Việt
- Cách bày tỏ niềm vui lần đầu gặp mặt
- Cách hỏi nghề nghiệp, công việc trong tiếng Việt
- 100 từ tiếng Việt thông dụng
- 10 từ bạn cần học về món ăn Việt Nam
- Cách hỏi tuổi trong tiếng Việt và tiếng Anh
- Làm thế nào để hỏi địa chỉ ?
- 9 từ chỉ Địa điểm thờ cúng
- Chúc mừng ngày lễ cuối năm
- Làm thế nào làm chủ Đại từ nhân xưng trong Tiếng Việt
- Làm thế nào để đặt câu hỏi trong tiếng Việt
Bạn đã biết rồi đấy, tâm linh là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần. Đối với người Việt, tâm linh là một phần quan trọng của văn hóa đã có từ lâu đời. Gắn liền với nó là các địa điểm thờ cúng. Có nhiều từ để chỉ nơi thờ cúng với ý nghĩa khác nhau. Nếu không hiểu rõ, ngay người bản xứ cũng cảm thấy lúng túng.
Vì vậy mình viết bài này để phân biệt rõ địa điểm thờ cúng, nhân vật được thờ cúng và ý nghĩa của nó
9 từ chỉ địa điểm thờ cúng
Chùa: là nơi thờ Phật, diện tích thường rộng. Một số chùa nổi tiếng như: Chùa hương, chùa Dâu, Trấn Quốc…
Đình: là nơi thờ thành hoàng của một làng. Thường là người lập ra hoặc có công với làng. Đình là nơi hội họp, sinh hoạt. Trung tâm sinh hoạt đặc trưng của người Việt
Đền: thờ các vị thần trong tín ngưỡng dân gian hoặc anh hùng dân tộc
Miếu: giống như đền quy mô nhỏ hơn. Miền Nam gọi là Miễu
Phủ: gắn liền tín ngưỡng thờ Mẫu
Quán: nơi thờ cúng trong tín ngưỡng Đạo giáo
Am: nơi thờ Phật, nhỏ hơn chùa
Nghè: một hình thức của đền, miếu
Điện: một hình thức của đền, miếu
Phân loại theo tín ngưỡng
Như vậy ta thấy theo tín ngưỡng:
-Tín ngưỡng dân gian: Đình, đền, miếu, nghè, điện
-Đạo Mẫu: Phủ
-Phật giáo: Chùa, am
-Đạo giáo: Quán
-Đạo cơ Đốc: nhà thờ, nhà nguyện
Các tín ngưỡng dân gian của Việt Nam có: tín ngưỡng phồn thực với những quan niệm về Âm Dương, Đực Cái, trời tròn đất vuông. Đạo Ông Bà: gia tiên- thành hoàng- Vua Hùng. Và Tứ Bất tử: Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đổng Tử, Mẫu Liễu Hạnh. Đạo Mẫu với Tứ Phủ, Tam Phủ
Có 2 nhân vật lịch sử được phong Thánh là: Thánh Trần, Thánh Nguyễn
Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Có thể từ thế kỷ thứ 3 tr CN với một trong 9 đoàn truyền giáo của vua Ashoka. Ngôi chùa lâu đời nhất là Chùa Hang ở Đồ Sơn. Sau đó là chùa Dâu ở Bắc Ninh
Đạo giáo cũng truyền bá vào rất sớm có thể trước thời Triệu Đà. Ảnh hưởng của Đạo giáo chủ yếu là về tín ngưỡng dân gian. Còn Lão Tử và Trang tử thì ít được nghiên cứu hơn so với Trung Quốc.
Đây chỉ là chút hiểu biết nhỏ nhoi của minh. Hy vọng có thể giúp các bạn phân biệt rõ các từ về địa điểm thờ cúng.